Tắt Quảng Cáo [X]

Chức vụ chỉ để phục vụ: Chỉ có một “Thầy” và một “Cha”! – TGP Sài Gòn

11:08 20/12/2022

WGPSG — Giáo dân gọi những người đi tu làm linh mục là thầy và gọi các linh mục ở nhà thờ là cha. Thầy đại chủng viện, thầy dòng, thầy 3, thầy 4, hay thầy 5, thầy phó tế; Cha sở, cha phó, cha hạt trưởng, cha tuyên úy, cha tổng đại diện, các cha trẻ hay các cha già, các cha nhà hưu dưỡng v.v… Tóm lại, xung quanh hai từ “thầy” và “cha” có nhiều tên gọi khác nhau. Thế nhưng, những cách gọi như thế muốn nói lên điều gì? Người gọi và người được gọi những tên gọi ấy có suy nghĩ gì và phải hành động như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định rằng chỉ có một “Thầy” và một “Cha” đối với đời sống tâm linh mỗi Kitô hữu chúng ta?
Những tư tưởng tâm huyết của Đức Thánh Cha về linh mục

Trước tiên, sở dĩ người giáo dân gọi những người đi tu làm linh mục hay đã là linh mục bằng tên gọi là “thầy” là “cha” vì sự tôn trọng, kính nể phẩm trật đã được đặt ra trong Giáo hội. Vì vậy, linh mục. Đoàn Quang, CMC mới giải thích thế này: “Sống trong xã hội con người có trên có dưới. Người trên có chức bậc, người dưới kính trọng người trên. Từ cao xuống thấp, người ta gọi là Ông Trời, Thượng đế, là vua, là quan, là ông này bà nọ… Trong gia tộc, gai đình cũng có những danh xưng: Ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại, chú bác cô dì, cậu mợ… Tía, bố, cha-má, cái, u, mẹ…. Trong các đạo,  người ta cũng có danh xưng riêng. Người Công giáo kính trọng các linh mục (coi như người cha thiêng liêng phần linh hồn) nên gọi là cố đạo, cha; trọng hơn nữa, người Việt thêm chữ Đức như Đức cha, Đức Giáo hoàng (Đức Thánh cha). Người Pháp, Mỹ cũng gọi: père, father, Saint Pape, Holy Father…, không biết có ai dị nghị chăng?” Vâng, người “thầy”, người “cha” trong đạo Công giáo là những người hy sinh sống đời độc thân dâng hiến, cho lý tưởng yêu thương phục vụ Chúa và Giáo hội. Chính vì lý tưởng cao đẹp này mà người giáo dân mới dành cho họ sự kính trọng, mới gọi họ là thầy, là cha. Tuy nhiên, người được gọi có suy nghĩ gì khi người gọi dành cho mình những tên gọi như thế?
su-diep-cua-duc-thanh-cha-nhan-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-on-goi-nam-20202743304.jpg

Nếu xét về mặt ngữ nghĩa hay có thể hiểu một cách bình dân, “thầy” là những người có học thức, có tư cách, nhân cách trưởng thành và có một địa vị nào đó trong xã hội và Giáo hội; “cha” là trụ cột chính, là người chăm sóc con cái, thậm chí quyết định miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Điều này cho thấy, mỗi lần người giáo dân gọi những người đi tu là “thầy”, là “cha” nghĩa là họ ý thức được sứ mạng của những người mà họ gọi. Thế nhưng, nhiều lúc người đợc gọi cảm thấy ngại ngùng khi người gọi dành cho mình những tên gọi liên quan đến chức vụ, địa vị. Ngại ngùng vì nhiều lúc mình sống không đúng, thậm chí nghịch lại với tên gọi của mình; ngại ngùng vì bản thân của những người được gọi không phải như những suy nghĩ tốt đẹp cua người gọi dành cho mình; ngại ngùng vì đôi khi những người được gọi làm dụng chức vụ, quyền hành, bắt buộc người khác phải gọi mình là “thầy”, là “cha”, thậm chí rất thích thú khi được người ta gọi mình bằng những tên gọi như thế. Liệu rằng suy nghĩ này có phù hợp với Tin mừng?
Thánh lễ truyền chức linh mục tại Dòng Tên Việt Nam - Giáo phận Long Xuyên  - giaophanlongxuyen.org

Thiết nghĩ rằng, tên gọi hay cách gọi cũng chỉ là thủ tục hay hình thức bên ngoài mà thôi. Trên một trang báo mạng gần đây có đề cập đến thủ tục “Kính thưa…” trong các buổi hội nghị. Nhiều khi thủ tục này chiếm đến 15-20 phút mới xong, phải nêu đích danh chức vụ, bằng cấp của từng đấng bậc hiện diện trong buổi hội nghị. Thật rườm rà và hình thức. Thế nên, linh mục Đoàn Quang, CMC mới lập luận thế này: “Nếu ai đó không muốn gọi linh mục là cha, cứ việc gọi là “linh mục” theo chức người ta có cho tiện sổ sách: Chào linh mục, thưa linh mục, mời linh mục, xin linh mục… nghe cũng được lắm. Thay vì cha chánh xứ, cha phó xứ, gọi là linh mục xứ, linh mục phó, nghe cũng xuôi tai lắm. Nếu ai đó ngại xưng mình là con, cứ việc xưng mình là “tôi”: Thưa linh mục, tôi… Tôi thì xa cách hơn con nhưng có lẽ không linh mục nào bắt bẻ đâu. Thông thường, thời nay chẳng linh mục nào muốn người ta gọi mình là cha và được kính trọng quá đáng như thời xưa, giáo dân cúi mình chào: “Con xin phép lạy cha ạ”… Ngày nay, sự kính trọng “các đấng bậc” giảm sút đi nhiều. Báo chí thế tục bỏ đi chữ “Đức”, người ta viết: Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục… Còn danh xưng “Đức ông” họ cũng muốn bỏ luôn đi chăng? Các vị tu hành đã “bỏ mọi sự” đi tu rồi, ai cần chức tước như người đời.
Giáo dân có thể làm gì giúp các Linh Mục?

Thật vậy, chức vụ chỉ để phục vụ. Và điều quan trọng là phải phục vụ theo cung cách phục vụ của Đức Kitô. Vì thế, gọi tên ai chưa quyết định người được gọi như thế nào, nhưng chính sự yêu thương phục vụ mới nói lên sứ mạng cốt lõi mà những người “thầy”, người “cha” đang theo đuổi. Trong Tin mừng, Chúa Giêsu cũng đã từng nhắc các môn đệ thế này: “Các con đừng gọi ai dưới đất là Cha, vì chúng con chỉ có một Cha Chung trên trời, còn tất cả chúng con chỉ là anh em với nhau. Chúng con cũng đừng gọi ai dưới đất này là thầy, chúng con chỉ có một Thầy là Đức Kitô.” (Mt 23,9-10) Điều này cho thấy, chỉ có một “Thầy”, một “Cha” thiện hảo nhất đó chính là Thiên Chúa. Con người không có ai là hoàn hảo cả, cho dù đó là những ông thầy hay ông cha, ai cũng có những yếu đuối, những hạn chế của bản thân. Ý thức như thế để mỗi Kitô hữu chúng ta biết khiêm tốn với Chúa và với nhau, biết làm đơn giản đi những hình thức phức tạp bên ngoài để sống cho những gì là cốt lõi như lời Chúa Giêsu đã dạy trong Tin mừng.


Nguồn: TGP Sài Gòn

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang