Tổng lượt truy cập: 6,849,516 (tháng 11):

Tìm kiếm

Phát hiện bức tranh hiếm khuôn mặt Chúa Giêsu hơn 1.500 tuổi

  • Chia sẻ:
Phát hiện bức tranh hiếm khuôn mặt Chúa Giêsu hơn 1.500 tuổi

Đây là khám phá mới của các nhà khảo cổ học tại làng Byzantine cổ đại thuộc di tích khảo cổ Shivta (phía đông thành phố Nitzana, miền nam Israel). Mặc dù bức tranh chỉ còn lại những mảnh nhỏ, nhưng các chuyên gia của Đại học Haifa, Israel đã có thể phác thảo ra khuôn mặt trong tranh. Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Antiquity mới đây.

Bức tranh, được ước tính có niên đại từ thế kỷ VI sau Công nguyên, mô tả Chúa Giêsu là một người trẻ tuổi, tóc ngắn.

Trong báo cáo của mình, các nhà khoa học cho biết: "Bản thân khuôn mặt của Đấng Kito trong bức tranh này đã là một khám phá quan trọng, nằm trong hệ thống biểu tượng về Chúa Giêsu tóc ngắn, đặc biệt phổ biến ở Ai Cập và Palestine, nhưng đã biến mất trong các tác phẩm nghệ thuật dòng Byzantine sau này”.

Bức tranh được tạm thời ghi nhận trong những năm 1920, nhưng hiện nay đã trải qua nhiều phân tích kỹ lưỡng hơn. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khảo cổ của Đại học Haifa giải thích rằng, hình ảnh Chúa Giêsu được mô tả bên cạnh một nhân vật lớn hơn nhiều, có lẽ là tông đồ Giăng Báp-tít (John the Baptist).

Vị trí của khung cảnh - trên nền hình ảnh một cây thánh giá khổng lồ của nhà thờ - cho thấy những nét tương đồng với bức tranh “Bí tích rửa tội của Chúa Giêsu," các tác giả của nghiên cứu cho biết.

Bức tranh được vẽ trên tường nhà thờ, mô tả Chúa Giêsu trong cảnh rửa tội. Đáng chú ý, hình ảnh Chúa Giêsu ở đây khác với các mô tả phổ biến trong nghệ thuật sau này: Ngài được vẽ như một thanh niên trẻ, có mái tóc ngắn, thay vì tóc dài và râu như truyền thống. Các chuyên gia đã sử dụng công nghệ hiện đại để phân tích và tái dựng lại hình ảnh khuôn mặt từ những dấu vết mờ nhạt còn sót lại trên bức tranh.  

Phát hiện này không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn cung cấp những hiểu biết mới về cách Chúa Giêsu được hình dung trong thời kỳ đầu của đạo Công giáo. Nó giúp tái hiện phần nào bối cảnh tôn giáo và nghệ thuật vào thời kỳ đó.  

Tắt Quảng Cáo [X]